1. Tam thức bậc hai ĐỊNH NGHĨA Tam thức bậc hai ( đối với x) là biểu thức dạng ${a^2}x + bx + c$, trong đó $a, b, c$ là những số cho trước với $a \ne 0$ Nghiệm của phương trình ${a^2}x + bx + c = 0$ cũng được gọi là nghiệm của tam thức bậc hai $f(x) = {a^2}x + bx + c$ Các biểu thức $\Delta = {b^2} - 4ac$ và $\Delta ' = b{'^2} - ac$ với $b = 2b'$ theo thứ tự cũng được gọi là biệt thức và biệt thức thu gọn của tam thức bậc hai $f(x) = {a^2}x + bx + c$ 2. Dấu của tam thức bậc hai Ta sẽ quan sát đồ thị của hàm số bậc hai để suy ra định lý về dấu của tam thức bậc hai $f(x) = {a^2}x + bx + c$ Dấu của f(x) phụ thuộc vào dấu của biểu thức $\Delta $ và hệ số a. ĐỊNH LÝ (về dấu của tam thức bậc hai) Cho tam thức bậc hai $f(x) = {a^2}x + bx + c\,\,\,(a \ne 0)$ Nếu $\Delta < 0$ thì f(x) cùng dấu với hệ số a với mọi $x \in R$. Nếu $\Delta = 0$ thì f(x) cùng dấu với hệ số a với mọi $x \ne - \frac{b}{{2a}}$. Nếu $\Delta > 0$ thì f(x) có hai nghiệm ${x_1}\& {x_2}\,({x_1} < {x_2})$.Khi đó, f(x) trái dấu với hệ số a với mọi x nằm trong khoảng $({x_1};{x_2})$, và f(x) cùng dấu với hệ số a với mọi x nằm ngoài đoạn $\left[ {{x_1};{x_2}} \right]$ CHÚ Ý Cũng như khi giải phương trình bậc hai, khi xét dấu tam thức bậc hai, ta có thể dùng biểu thức thu gọn $\Delta '$thay cho $\Delta $ và cũng được các kết quả tương tự. Ví dụ 1: $f(x) = 2{x^2} - x + 1 > 0$với mọi $x \in R$ vì tam thức f(x) có$ \Delta = - 7 < 0$ và a = 2 > 0 NHẬN XÉT Từ định lý về dấu của tam thức bậc hai, ta thấy chỉ có một trường hợp duy nhất trong đó dấu của tam thức không thay đổi ( luôn âm hoặc luôn dương), đó là khi $\Delta < 0$. Lúc đó, dấu của tam thức trùng với dấu của hệ số a. Do đó, ta có $\begin{gathered} \forall x \in \mathbb{R},{\text{a}}{{\text{x}}^2} + bx + c > 0 \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered} a > 0 \\ \Delta < 0 \\ \end{gathered} \right. \\ \forall x \in \mathbb{R},{\text{a}}{{\text{x}}^2} + bx + c < 0 \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered} a < 0 \\ \Delta < 0 \\ \end{gathered} \right. \\ \end{gathered} $
|