|
giải đáp
|
Toán khó
|
|
|
Gọi chiều rộng của Hình chữ nhật ban đầu là 1 phần thì chiều dài là 2 phần. Tăng chiều rộng lên 15 m được hình chữ nhật mới có chiều dài gấp đôi chiều rộng; khi đó chiều rộng mới trở thành chiều dài, và chiều dài cũ trở thành chiều rộng (như hình vẽ dưới đây).
Suy ra chiều dài Hình chữ nhật mới sẽ là 4 phần và Phần tăng lên 15 m ứng với 3 phần (tức là gấp 3 lần chiều rộng của hình chữ nhật ban đầu). Vậy chiều rộng hình chữ nhật ban đầu là: 15 : 3 = 5 (m). => Chiều rộng hình chữ nhật mới là: 5 x 2 = 10 m. Chiều dài hình chữ nhật mới là: 5 x 4 = 20 (m) => Diện tích hình chữ nhật mới là: 20 x 10 = 200 m2. Đáp số: 200 m2
|
|
|
giải đáp
|
Toán khó
|
|
|
Vì thương hai số là 51 nên nếu coi số thứ nhất là 1 phần thì số thứ hai là 5 phần. Biểu diễn hai số bằng sơ đồ đoạn thẳng sau (chú ý hiệu của chúng là 1/5):
Vậy hiệu giữa chúng là 4 phần và tương ứng với 51 => 1 phần là: 51 : 4 = 201 Vậy Số thứ nhất là: 201 Số thứ hai là: 201 x 5 = 41 Đáp số: 201 và 41
|
|
|
giải đáp
|
Toán khó
|
|
|
Vì thương hai số là 0,25, và vì 0,25 = 10025 = 41 => Tỉ lệ giữa chúng là 41. Bài toán có dạng tìm hai số biết tổng là 0,25 và tỉ lệ là 41.
Nếu coi số bé là 1 phần thì số lớn là 4 phần; tổng số phần là: 1 + 4 = 5 (phần). Tổng 5 phần ứng với giá trị là 0,25. Một phần là: 0,25 : 5 = 0,05. Vậy số bé là: 0,05; Số lớn là: 0,05 x 4 = 0,2. Đáp số: Số bé: 0,05; Số lớn: 0,2.
|
|
|
giải đáp
|
Toán khó
|
|
|
Số thứ nhất bằng 150% số thứ hai, tức là số thứ nhất bằng 150/100 số thứ hai, hay là số thứ nhất bằng 3/2 số thứ hai. Vậy nếu coi số thứ nhất là 3 phần thì số thứ hai là 2 phần. Tổng số phần là: 3 + 2 = 5 (phần). Vì tổng hai số bằng 150% nên 150% sẽ tương ứng với 5 phần. Suy ra 1 phần có giá trị là: 150% : 5 = 30% => Số thứ nhất là 3 phần và bằng 30% x 3 = 90% (hay là 0,9) Số thứ hai là 2 phần và bằng 30% x 2 = 60% (hay là 0,6) Đáp số: 0,9 và 0,6
|
|
|
giải đáp
|
Toán khó
|
|
|
Chia chiều rộng thành 3 phần bằng nhau thì chiều dài sẽ là 7 phần bằng nhau. Nối các điểm chia lại (như hình vẽ dưới) ta được 7 x 3 = 21 ô vuông.
Diện tích một ô vuông là: 189 : 21 = 9 (m2) Diện tích ô vuông là 9 m2 => Cạnh ô vuông là 3 m (vì 3 x 3 = 9) Vậy chiều dài mảnh vườn là: 7 x 3 = 21 (m) Chiều rộng mảnh vườn là: 3 x 3 = 9 (m) => Chu vi là: (21 + 9) x 2 = 60 (m) Đáp số: 60 m
|
|
|
giải đáp
|
Toán khó
|
|
|
Vì bút mực có giá gấp đôi bút chì nên 3 bút chì + 4 bút mực có giá bằng 11 bút chì (vì 3 + 4 x 2 = 11), và 4 bút chì và 3 bút mực có giá bằng 10 bút chì (vì 4 + 3 x 2 = 10). Thay vì mua 3 bút chì và 4 bút mực, Tí mua 4 bút chì và 3 bút mực, vậy số tiền dư ra bằng: 11 - 10 = 1 (giá bút chì) Mà ta đã biết Tí đã để dành ra được 10.000 đ, vậy giá bút chì là 10.000 đ, giá bút mực gấp đôi và bằng 20.000 đ
|
|
|
giải đáp
|
Toán khó
|
|
|
Cứ 50 phút trên đồng hồ Tí tương ứng với 60 phút trên đồng hồ chạy đúng. Suy ra cứ 5 phút trên đồng hồ Tí thì tương ứng với 6 phút trên đồng hồ chạy đúng. 60 phút (tức 1 giờ) trên đồng hồ Tí tương ứng với (60:5)x6 = 72 phút = 1 giờ 12 phút trên đồng hồ chạy đúng. Vậy 3 giờ trên đồng hồ Tí tương ứng với (1 giờ 12 phút) x 3 = 3 giờ 36 phút trên đồng hồ chạy đúng. Đáp số: 3 giờ 36 phút.
|
|
|
|
giải đáp
|
Toán khó
|
|
|
36 người bớt đi 1 người lái đò còn 35 người. Mỗi lần chở được 5 người không kể lái đò nên cần số chuyến là: 35 : 5 = 7 chuyến. Người lái đò cũng đi cùng chuyến cuối cùng nên tất cả mọi người đều qua sông với 7 chuyến.
|
|
|
giải đáp
|
Toán khó
|
|
|
Nếu cắt ra làm 3 đoạn thì cần 2 nhát cắt. Vậy 1 nhát cắt thì mất: 6:2=3 (phút). Nếu cắt ra làm sáu đoạn thì cần 5 nhát cắt, thời gian để chú công nhân cưa thành 6 khúc là: 3x5=15(phút). Đáp số: 15 phút.
|
|
|
giải đáp
|
Toán khó
|
|
|
Bỏ vào túi số 1: 25 viên bi, túi số 2: 25 viên bi. Sau đó cho túi số 1 vào bên trong túi số 2. Như vậy số bi trong túi 1 là 25 viên, số bi trong túi 2 bao gồm cả túi 1 là 50 viên.
|
|
|
giải đáp
|
Toán khó
|
|
|
Tổng các số trên mặt đồng hồ là: 1 + 2 + ... + 12 = (1 + 12) + (2 + 11) + ... + (6 + 7) = 13 + 13 + ... + 13 = 6x13 = 78. Nếu chia 3 phần có tổng bằng nhau thì mỗi phần có tổng là: 78:3 = 26. Bằng cách ghép các số liền nhau để được tổng là 26, sẽ có 2 phần gồm các số đứng cạnh nhau mà tổng bằng 26 là: (11, 12, 1, 2) và (5, 6, 7, 8). Hai phần này cắt ra thì phần còn lại gồm các số (9, 10, 3, 4) cũng có tổng là 26. Vậy đáp án là: Phần 1 là (1, 2, 12, 11); Phần 2 là (3, 4, 9, 10); Phần 3 là (5, 6, 7, 8) (xem hình vẽ)
|
|
|
giải đáp
|
Toán khó
|
|
|
Giả sử số xe ba bánh là 4 xe, số xe hai bánh là 6 xe (hiệu số xe là 2) => Hiệu [số bánh xe của xe ba bánh] trừ đi [số bánh của xe hai bánh] bằng: 4x3 - 6x2 = 0 (bánh xe). Nếu tăng mỗi loại xe lên 1 chiếc thì Hiệu số xe vẫn bằng 2, nhưng hiệu số bánh sẽ tăng lên 1 chiếc (vì tăng xe ba bánh lên 1 xe thì số bánh tăng lên 3, còn tăng xe hai bánh lên 1 xe thì số bánh chỉ tăng lên 2, Hiệu sẽ tăng 3 - 2 = 1 bánh). Vậy để hiệu số bánh tăng từ 0 lên 6 bánh như đầu bài thì phải tăng mỗi loại xe lên 6 xe nữa. Có nghĩa là xe ba bánh: 4 xe + 6 xe = 10 xe; Xe hai bánh: 6 xe + 6 xe = 12 xe. Đáp số: Xe ba bánh: 10 xe; Xe hai bánh: 12 xe.
|
|
|
giải đáp
|
Toán khó
|
|
|
Khi gấp thành hình hộp thì điểm A trên hình hộp ứng với điểm số 12 trên tấm bìa; Điểm C ứng với ba điểm: điểm số 10, điểm số 5 và điểm số 7 trên tấm bìa. Vì vậy, trước khi gấp, Tý Quậy dùng thước đo 3 khoảng cách: từ 12 đến 10, từ 12 đến 5, từ 12 đến 7; xem khoảng cách nào ngắn nhất thì kẻ đoạn thẳng của đoạn ngắn nhất đó. Khi gấp lên thành hình hộp thì sẽ có đường đi ngắn nhất từ A đến C (xem hình vẽ minh họa). Có thể có đáp án khác, tùy theo cách bạn gấp thành hình hộp thế nào và đặt mặt hộp nào xuống đất.
|
|
|
giải đáp
|
Toán khó
|
|
|
Tý phải lấy 4 chiếc để chắc chắn có 1 đôi tất cùng màu vì nếu lấy 3 hoặc 2 chiếc thì vẫn có thể cả 3 hoặc 2 chiếc đó thuộc các màu khác nhau (vì có 3 màu). Khái quát lên, nếu có N màu thì phải lấy N+1 chiếc để chắc chắn có hai chiếc cùng màu. Đây là nguyên lý Dirichlet: "Có N+1 con thỏ nhốt vào N chuồng thì chắc chắn có 1 chuồng sẽ có hai con thỏ".
|
|