|
giải đáp
|
xác suất
|
|
|
Bỏ ra 10 bông để tặng cô T, 9 bông tặng cô L, 5 bông tặng cô H, Trung còn lại 16 bông để 'tặng tiếp' cho 3 cô. Số cách tặng như vậy là $C_{18}^2=153$ cách.
|
|
|
giải đáp
|
Bất đẳng thức - Cực trị.
|
|
|
Ta có: $\begin{cases} a^3+a^3+1\geq 3a^2\\ 4(a^3+b^3+1)\geq 4.3ab\\ 4(b^3+b^3+1)\geq 4.3b^2\end{cases}\Rightarrow 6a^3+12b^3+9\geq 3(a+2b)^2$ Vì $a,b\geq 1$ nên $(a+2b)^2\geq 9$, ta suy ra $(a+2b)^2\leq 3(a^3+2b^3)$. Vậy GTLN của $P$ là 3, đạt được khi và chỉ khi $a=b=1$.
|
|
|
|
giải đáp
|
Giải bài này với mọi người
|
|
|
Từ giả thiết dễ thấy $1<y<2$. Ta có: $\frac{2}{x}\leq 1-\frac{1}{y}=\frac{y-1}{y}\Rightarrow x\geq \frac{2y}{y-1}$ $\frac{4}{z}\leq 2-y\Rightarrow z\geq \frac{4}{2-y}$ Từ đó suy ra: $P=x+9y+z\geq \frac{2y}{y-1}+9y+\frac{4}{2-y}=2+\frac{2}{y-1}+9y+\frac{4}{2-y}$ Áp dụng BĐT Cauchy: $\frac{2}{y-1}+18(y-1)\geq 12$ $\frac{4}{2-y}+9(2-y)\geq 12$ Cộng 2 BĐT trên vế theo vế ta được: $\frac{2}{y-1}+\frac{4}{2-y}+9y\geq 24$ Do đó $P\geq 26$. Dấu $=$ xảy ra khi và chỉ khi $x=8,y=\frac{4}{3},z=6$.
|
|
|
|
giải đáp
|
giai pt
|
|
|
Nếu $y\leq 0$ thì $2y^4-y^3+1>0$. Nếu $0<y<1$ thì $1-y^3>0$. Nếu $y\geq 1$ thì $2y^4-y^3>0$. Tóm lại PT vô nghiệm.
|
|
|
giải đáp
|
Giúp tớ
|
|
|
BĐT cần chứng minh tương đương với: $\frac{1}{a+1}+\frac{1}{b+1}+\frac{1}{c+1}\geq \frac{9}{2(ab+bc+ca)}$ KMTTQ, giả sử $a\geq b\geq c$ thì $ab\geq 1$. Khi đó: $\frac{1}{a+1}+\frac{1}{b+1}\geq \frac{2}{\sqrt{ab}+1}$. $ab+bc+ca\geq ab+2c\sqrt{ab}$ Đặt $c=x^2\leq 1$ thì $\sqrt{ab}=\frac{1}{x}$ ta cần chứng minh: $\frac{1}{1+x^2}+\frac{2x}{1+x}\geq \frac{9x^2}{2(2x^3+1)}$ $2(x^2-1)^2\geq x^6+9x^5-10x^4+x^3+5x^2-6x$ BĐT trên đúng với $0<x\leq 1$. Vậy bài toán được chứng minh. Dấu $=$ xảy ra khi và chỉ khi $a=b=c=1$.
|
|
|
giải đáp
|
giải jum tớ bài này
|
|
|
Giả sử $p,q,n$ là các số thỏa mãn bài toán. Dễ thấy $n^2\equiv p^2+q^2(\text{mod }3)$. Nếu $p,q\neq 3$ thì $p^2+q^2\equiv 2(\text{mod }3)$ suy ra $n^2\equiv 2$ vô lý. Vậy $p=3$ hoặc $q=3$. Giả sử $p=3$. Khi đó: $q(q+3)+18=n(n+3)\Leftrightarrow (n-q)(n+q+3)=18$. Ta có $n+q+3$ là ước của 18 và $q\geq 2,n>q$ suy ra $n+q+2\geq 7$. Nếu $n+q+3=9$ thì $n-q=2$ ta tìm được $n=4,q=2$ (thỏa mãn). Nếu $n+q+3=18$ thì $n-q=1$ ta tìm được $n=8,q=7$ (thỏa mãn). Vậy có 4 bộ số $(p,q,n)$ thỏa mãn bài toán là $(3,2,4),(2,3,4),(3,7,8),(7,3,8)$.
|
|
|
giải đáp
|
tọa độ
|
|
|
Giả sử $(Q)$ là mặt phẳng thỏa mãn bài toán. Khi đó: $\frac{4}{OC}=\frac{1}{OA}+\frac{1}{OB}\geq \frac{4}{OA+OB}=\frac{4}{OC}$. Do đó $OA=OB=\frac{OC}{2}$. Giả sử $A(a,0,0),B(0,a,0),C(0,0,-2a)$ thì phương trình của $(Q)$ có dạng $\frac{x}{a}+\frac{y}{a}+\frac{z}{-2a}=1.$ Vì $M(-4,-9,12)\in (Q)$ nên $\frac{-4}{a}+\frac{-9}{a}+\frac{12}{-2a}=1$, suy ra $a=-19$. Vậy $(Q):2x+2y-z+38=0$
|
|
|
giải đáp
|
giúp tớ
|
|
|
Ta có: $(a+b+c)^3-27abc=a^3+b^3+c^3-3abc+3\left[ a(b^2+c^2)+b(c^2+a^2)+c(a^2+b^2)-6abc\right]$ $\geq a^3+b^3+c^3-3abc=\frac{a+b+c}{2}\left[ (a-b)^2+(b-c)^2+(c-a)^2\right]$ Từ đó suy ra: $\frac{(a+b+c)^3}{abc}-27\geq \frac{a+b+c}{2abc}\left[ (a-b)^2+(b-c)^2+(c-a)^2\right]=\frac{(a+b+c)(a^2+b^2+c^2-ab-bc-ca)}{abc}$ Ta lại có: $\frac{a+b+c}{abc}=\frac{1}{ab}+\frac{1}{bc}+\frac{1}{ca}\geq \frac{9}{ab+bc+ca}>\frac{1}{a^2+b^2+c^2}$. Từ đó suy ra: $\frac{(a+b+c)^3}{abc}-27\geq 1-\frac{ab+bc+ca}{a^2+b^2+c^2}$ (đpcm)
|
|
|
giải đáp
|
Cực trị.
|
|
|
Ta có: $\begin{cases} (a-1)(a-2)\leq 0\\ (b-1)(b-2)\leq 0\\ (a-2)(b-2)\geq 0\end{cases}\Rightarrow \begin{cases} a^2\leq 3a-2\\ b^2\leq 3a-2\\ 3(a+b)-ab-4\leq a+b\end{cases}\Rightarrow a^2-ab+b^2\leq a+b$ Từ đó suy ra $P=\frac{(a+b)^2}{a^3+b^3}\geq 1.$ Dấu $=$ xảy ra khi và chỉ khi $(a,b)\in \{ (1,2),(2,1),(2,2)\}$.
|
|
|
giải đáp
|
Tính tổng
|
|
|
Ta có: $1000000000=10^9=2^9.5^9$. Do đó các ước tự nhiên của 1 tỉ có dạng $2^i.5^j$ với $0\leq i,j\leq 9$. Tổng bình phương các ước này là; $S=\sum_{0\leq i,j\leq 9}{2^{2i}.5^{2j}}=\sum_{i=0}^9{\left( 2^{2i}\sum_{j=0}^9{5^{2j}}\right) }=\sum_{i=0}^9{2^{2i}.\frac{5^{20}-1}{24}}=\frac{5^{20}-1}{24}\sum_{i=0}^9{2^{2i}}=\frac{(5^{20}-1)(2^{20}-1)}{72}$.
|
|
|
giải đáp
|
Tổ hợp
|
|
|
Với cách xếp thỏa mãn đề bài, giả sử là $A_1,A_2,...,A_7$, thì $A_i\equiv A_{i+4}(\text{mod }3)$. Trong các số đã cho, ta tìm được $21\equiv 51\equiv 81,31\equiv 61, 41\equiv 71$. Do đó $A_1+A_2+A_3\equiv 21+31+41\equiv 0$ nên $A_4\equiv 0$. Từ đó dẫn đến cách xếp. Có 3 cách chọn $A_4$ từ 21, 51, 81. Có 6 cách chọn $A_1$ từ 6 số còn lại, với mỗi cách chọn này, có 1 cách chọn $A_5$. Có 4 cách chọn $A_2$ từ 4 số còn lại, với mỗi cách chọn này, có 1 cách chọn $A_6$. Có 2 cách điền 2 số còn lại vào vị trí $A_3$ và $A_7$. Vậy có tất cả 3.6.4.2=144 cách xếp thỏa mãn bài toán.
|
|
|
giải đáp
|
học hỏi tí nào
|
|
|
Áp dụng BĐT Cauchy: $\frac{1}{b(a+b)}+\frac{1}{c(b+c)}+\frac{1}{a(c+a)}\geq \frac{3}{\sqrt[3]{abc(a+b)(b+c)(c+a)}}$. Tiếp tục: $\sqrt[3]{abc(a+b)(b+c)(c+a)}=\sqrt[3]{(ab+bc)(bc+ca)(ca+ab)}\leq \frac{2(ab+bc+ca)}{3}$. Từ 2 BĐT trên suy ra BĐT cần chứng minh.
|
|
|
giải đáp
|
help me
|
|
|
BĐT cần chứng minh tương đương với: $\frac{a^2}{a^2+2}+\frac{b^2}{b^2+2}+\frac{c^2}{c^2+2}\geq 1$ Áp dụng BĐT Cauchy-Schwarz ta có: $\frac{a^2}{a^2+2}+\frac{b^2}{b^2+2}+\frac{c^2}{c^2+2}\geq \frac{(a+b+c)^2}{a^2+b^2+c^2+6}$ Kết hợp với giả thiết $ab+bc+ca=3$ ta có đpcm.
|
|