|
giải đáp
|
hình chóp
|
|
|
Giả sử kích thước hình chữ nhật $ABCD$ là $a<b$ thì $ab=\sqrt{3}$. Vì $AC$ và $BD$ tạo với nhau 1 góc $60^0$ nên $b=a\sqrt{3}$ suy ra $a=1,b=\sqrt{3}$. Gọi $H$ là hình chiếu của $H$ lên $(ABCD)$ và $SH=h$. Vì $SA$ tạo với $(ABCD)$ một góc $45^0$ nên $\Delta SAH$ vuông cân tại $H$, ta có $AH=h$. Tương tự $BH=CH=DH=h$ nên $H$ là tâm của hình chữ nhật $ABCD$ và $h=1$. Ta có $V_{S.ABCD}=\frac{1}{3}h.S_{ABCD}=\frac{\sqrt{3}}{3}.$
|
|
|
giải đáp
|
đếm
|
|
|
Trước hết ta tìm 3 chữ số $a>b>c>0$ sao cho $a+b+c=8$. Vì $c\geq 1$ và $b\geq 2$ nên $a\leq 5$. Mà $a\geq 3$ nên $a$ nhận các giá trị là 3, 4, 5. Nếu $a=3$ thì $b+c=5$, suy ra $b\geq 3$. TH này không xảy ra. Nếu $a=4$ thì $b+c=4$ ta có $b=3,c=1$. Nếu $a=5$ thì $b+c=3$ ta có $b=2,c=1$. Tóm lại có 2 bộ số $(a,b,c)$ thỏa mãn là $(4,3,1)$ và $(5,2,1)$. Với mỗi bộ số này, ta có 6 số có 3 chữ số thỏa mãn bài toán. Vậy có tất cả 12 số thỏa mãn bài toán. Có thể liệt kê như sau: 431, 413, 314, 341, 134, 143, 521, 512, 125, 152, 215, 251.
|
|
|
giải đáp
|
toán lớp 6
|
|
|
Gọi số vịt trong đàn là $n$ thì từ giả thiết ta có: $n$ chia cho 2 dư 1 nên $n-19$ chia hết cho 2. $n$ chia cho 3 dư 1 nên $n-19$ chia hết cho 3. $n$ chia cho 5 dư 4 nên $n-19$ chia hết cho 5. Do đó $n-19$ chia hết cho 30. Với $n\leq 200$ ta có $n$ nhận các giá trị là 49, 79, 109, 139, 169, 199. Dễ thấy chỉ có 49 thỏa mãn bài toán.
|
|
|
giải đáp
|
quy tắc đếm
|
|
|
Gọi số có 5 chữ số thỏa mãn là $\overline{abcde}$. Có $9$ cách chọn chữ số $a$ từ các chữ số $1,2,...,9$. Có $9$ cách chọn chữ số $b$ từ các chữ số $0,1,...,9$ sao cho $b\neq a$. Có $9$ cách chọn chữ số $c$ từ các chữ số $0,1,...,9$ sao cho $c\neq b$. Có $9$ cách chọn chữ số $d$ từ các chữ số $0,1,...,9$ sao cho $d\neq c$. Có $9$ cách chọn chữ số $e$ từ các chữ số $0,1,...,9$ sao cho $e\neq d$. Vậy có tất cả $9^5=59049$ số có 5 chữ số thỏa mãn bài toán.
|
|
|
giải đáp
|
Phương trình vô tỉ.
|
|
|
ĐKXĐ: \begin{cases} 2x^2+8x+6\geq 0 \\ x^2-1\geq 0\end{cases} hay $x\leq -3 \vee x\geq 1.$ Nếu $\sqrt{2x^2+8x+6}=\sqrt{x^2-1}$ thì $x=-7$. Nếu $\sqrt{2x^2+8x+6}\neq \sqrt{x^2-1}$ thì $x\neq -1,x\neq -7$ và từ phương trình đã cho ta có: \[ \frac{x^2+8x+7}{\sqrt{2x^2+8x+6}-\sqrt{x^2-1}}=2(x+1)\] \[ \Leftrightarrow \frac{(x+1)(x+7)}{\sqrt{2x^2+8x+6}-\sqrt{x^2-1}}=2(x+1)\] Vì $x+1\neq 0$ nên $\sqrt{2x^2+8x+6}-\sqrt{x^2-1}=\frac{x+7}{2}$. Kết hợp với pt ban đầu ta được: \[ 4\sqrt{x^2-1}=3(x-1) \] \[ \Rightarrow 16(x+1)(x-1)=9(x-1)^2\] \[ \Leftrightarrow (x-1)(7x+25)=0 \] \[ \Leftrightarrow x=1 \vee x=\frac{-25}{7} \] Hai nghiệm này thỏa mãn pt đã cho.
|
|
|
giải đáp
|
Phương trình căn thức.
|
|
|
ĐKXĐ: $x\geq \frac{1}{2}$. Ta có $\sqrt{2x\pm 2\sqrt{2x-1}}=\sqrt{2x-1\pm 2\sqrt{2x-1}+1}=|\sqrt{2x-1}\pm 1|$ Phương trình đã cho tương đương với: $|\sqrt{2x-1}+1|+|\sqrt{2x-1}-1|=2 (*)$ Nhận thấy $|\sqrt{2x-1}+1|$ là khoảng cách từ $\sqrt{2x-1}$ đến $-1$, $|\sqrt{2x-1}-1|$ là khoảng cách từ $\sqrt{2x-1}$ đến $1$, $2$ là khoảng cách ừ $-1$ đến $1$. Do đó vế trái của $(*)$ luôn lớn hơn hoặc bằng vế phải. Dấu $=$ xảy ra khi và chỉ khi $\sqrt{2x-1} \in \left[ -1,1\right]$, ta suy ra $\frac{1}{2}\leq x\leq 1$. Đây là nghiệm của phương trình đã cho.
|
|
|
giải đáp
|
quy tắc đếm
|
|
|
Số cách chọn 3 trong số 40 học sinh là $C_{40}^{3}=9880$. Trong đó, những cách chọn không thỏa mãn bài toán là cách chọn sao cho 2 trong số 3 học sinh là 1 cặp sinh đôi. Số cách chọn như vậy là $C_3^1.C_{38}^1=114$. Vậy số cách chọn thỏa mãn bài toán là $9766.$
|
|
|
đặt câu hỏi
|
Hệ phương trình chứa tham số
|
|
|
Tìm $m$
để hệ
\begin{cases}
x^2-2x+m-1\leq 0 \\ x^2+4x+3m-2\leq 0 \end{cases}
a) Có
nghiệm.
b) Có
nghiệm duy nhất.
c) Có tập nghiệm là đoạn thẳng có độ dài $1$.
|
|
|
giải đáp
|
các anh cho em hỏi với ạ
|
|
|
Ta sẽ chứng minh bài toán trong trường hợp $\Delta ABC$ nhọn. Các trường hợp khác chứng minh hoàn toàn tương tự. Bổ đề: Với điểm $M$ nằm trong $\Delta ABC$ ta kí hiệu $S_a=S_{MBC},S_b=S_{MCA},S_c=S_{MAB}$. Khi đó: \[ S_a.\overrightarrow{MA}+S_b.\overrightarrow{MB}+S_c.\overrightarrow{MC}=\overrightarrow{0}\]. Chứng minh: Vì $M$ nằm trong $\Delta ABC$ nên $S_a,S_b,S_c>0$. Qua $A$ dựng các đường thẳng song song với $BM$ và $CM$, cắt $CM$ và $BM$ tương ứng tại $P$ và $Q$. Ta có: $\frac{S_b}{S_a}\overrightarrow{MB}=\frac{S_{MCA}}{S_{MBC}} \overrightarrow{MB}=\frac{AT}{BT}\overrightarrow{MB}=\frac{AP}{BM}\overrightarrow{MB}=\overrightarrow{AP}$. Tương tự: $\frac{S_c}{S_a}\overrightarrow{MC}=\overrightarrow{AQ}$. Từ đó suy ra đpcm. Trở lại bài toán: Kí hiệu $S=S_{ABC}$. Từ bổ đề trên ta có: $\frac{S_a}{S}\overrightarrow{HA}+\frac{S_b}{S}\overrightarrow{HB}+\frac{S_c}{S}\overrightarrow{HC}=\overrightarrow{0}$. Ta có: $\frac{S_a}{S}=\frac{HD}{BD}.\frac{BD}{AD}=\cot \widehat{BHD}.\cot \widehat{ABD}=\cot C.\cot B=\frac{1}{\tan B\tan C} $. Tương tự: $\frac{S_b}{S}=\frac{1}{\tan C\tan A},\frac{S_c}{S}=\frac{1}{\tan A\tan B}$. Từ đó suy ra đpcm.
|
|
|
|
|
giải đáp
|
Một bạn trên facebook hỏi
|
|
|
Ta có: $1+3+5+...+(2n-1)=(1+2+...+2n)-2(1+2+...+n)=\frac{2n(2n+1)}{2}-2.\frac{n(n+1)}{2}=n^2$. Do đó $\lim_{n \to \infty }{\left( \frac{1+3+5+...+(2n-1)}{n+1}-\frac{2n+1}{2} \right)}=\lim_{n \to \infty}{n-\frac{2n+1}{2}}=\frac{1}{2}$.
|
|
|
giải đáp
|
tranh thủ lên hỏi các ad mấy câu
|
|
|
Đặt $\frac{1}{x}=a,\frac{1}{y}=b$ thì giả thiết trở thành: $\frac{1}{ab}\left( \frac{1}{a}+\frac{1}{b}\right) =\frac{1}{a^2}+\frac{1}{b^2}-\frac{1}{ab}$ hay $a+b=a^2+b^2-ab (1)$ Bài toán trở thành: Tìm GTLN của $P=a^3+b^3=(a+b)(a^2+b^2-ab)=(a+b)^2$. Từ $(1)$ dễ thấy $(a+b)\geq 0$ và $2(a+b)=(a-b)^2+a^2+b^2\geq a^2+b^2\geq \frac{(a+b)^2}{2}$. Do đó $a+b\leq 4$ suy ra $P\leq 16$. Vậy $\frac{1}{x^3}+\frac{1}{y^3}$ đạt GTLN là $16$ khi và chỉ khi $x=y=\frac{1}{2}$.
|
|
|
giải đáp
|
Tìm Min, Max
|
|
|
1. Ta có $A=x^2+y^2\geq x^2+y^2+(x-y)^2=2(x^2+y^2-xy)=8$. $3A\geq 3(x^2+y^2)-(x+y)^2=2(x^2+y^2-xy)=8$. Vậy $\min A=\frac{8}{3}$, đạt được khi và chỉ khi $x=\frac{2}{\sqrt{3}},y=-\frac{2}{\sqrt{3}}$ hoặc $x=-\frac{2}{\sqrt{3}},y=\frac{2}{\sqrt{3}}$ và $\max A=8$ đạt được khi và chỉ khi $x=y=2$.
2. Ta có $B=(3x+y+1)^2+2y^2-11=0$ nên $A^2\leq 11$ suy ra $-\sqrt{11}\leq A\leq \sqrt{11}$. $A$ đạt $\min$ khi và chỉ khi $x=\frac{-\sqrt{11}-1}{3},y=0$, $A$ đạt $\max$ khi và chỉ khi $x=\frac{\sqrt{11}-1}{3},y=0$.
3. Ta có $36=5x^2+5y^2+8xy=A+4(x+y)^2\geq A$ nên $\max A=36$, đạt được khi và chỉ khi $x=3\sqrt{2},y=-3\sqrt{2}$ hoặc $x=-3\sqrt{2},y=3\sqrt{2}$. Ta có $9A=9(x^2+y^2)=36+4(x-y)^2\geq 36$ nên $\min A=4$, đạt được khi và chỉ khi $x=y=\sqrt{2}.$
|
|
|
giải đáp
|
Hệ phương trình(1).
|
|
|
Điều kiện: $xy\geq 0$. Lưu ý rằng $x+y=2$ nên $x,y\geq 0$. Ta có: \[4x^2+y^2=5(2x-y)\sqrt{xy}\] \[ \Leftrightarrow 4x^2-4xy+y^2-5(2x-y)\sqrt{xy}+4xy=0\] \[ \Leftrightarrow (2x-y)^2-5(2x-y)\sqrt{xy}+4\left( \sqrt{xy} \right)^2=0\] \[ \Leftrightarrow \left( 2x-\sqrt{xy}-y\right) \left( 2x-4\sqrt{xy}-y\right) =0\] \[ \Leftrightarrow \left( 2\sqrt{x}+\sqrt{y}\right) \left( \sqrt{x}-\sqrt{y} \right) \left( \sqrt{2x}-(\sqrt{2}-\sqrt{3})\sqrt{y} \right) \left( \sqrt{2x} -(\sqrt{2}+\sqrt{3})\sqrt{y}\right) =0\] Vì $x,y\geq 0$ và $x+y=2$ nên ta suy ra $x=y$ hoặc $2x=(5+2\sqrt{6})y$. Nếu $x=y$ thì ta được nghiệm $(1,1)$. Nếu $2x=(5+2\sqrt{6})y$ thì ta được nghiệm $\left( \frac{22+8\sqrt{6}}{25},\frac{28-8\sqrt{6}}{25}\right)$. Thử lại, đây là $2$ nghiệm của hệ ban đầu.
|
|