|
|
giải đáp
|
Một bài khá hay
|
|
|
Bài toán này có một lời giải khá gọn bằng công thức Heron và BĐT Cauchy, mình sẽ thử giải bằng hình phẳng :D Giả sử $\Delta ABC$ có chu vi không đổi và $AB<AC$. Trên 2 tia $AB$ và $AC$ chọn 2 điểm $B',C'$ sao cho $AB'+AC'=AB+AC$. Ta sẽ chứng minh $\Delta AB'C'$ có diện tích lớn hơn $\Delta ABC$ nhưng có chu vi nhỏ hơn. Dễ thấy $B'$ nằm ngoài cạnh $AB$ và $C'$ nằm trong cạnh $AC$. Chọn $D$ trên $B'C'$ sao cho $BD//AC$. Gọi $G=BC\times B'C'$. Dễ thấy $\Delta BDG=\Delta CC'G$. Do đó: $S_{ABC}=S_{ABGC}+S_{CC'G}=S_{ABCD}+S_{BDG}=S_{ABDC'}<S_{AB'C'}.$ Đồng thời: $BC=2BG>2GH=B'C' \Rightarrow AB+BC+CA>AB'+B'C'+C'A$. Khi đó chỉ cần chọn $B''$ và $C''$ trên $AB$ và $AC$ sao cho $\frac{AB''}{AB'}=\frac{AC''}{AC'}=\frac{AB+BC+CA}{AB'+B'C'+C'A}$ thì ta được $\Delta AB''C''$ có chu vi bằng chu vi $\Delta ABC$ nhưng có diện tích lớn hơn. Tóm lại, để $\Delta ABC$ lớn nhất thì $\Delta ABC$ cân. Ta xét TH $\Delta ABC$ cân tại $A$ và đặt $AB=AC=a,BC=b$ thì $2a+b=p$ không đổi. Ta có $h^2=a^2-\frac{b^2}{4}=\frac{1}{4}p(2a-b).$ Khi đó: $S_{ABC}=\frac{1}{2}bh=\frac{1}{4}b\sqrt{p(2a-b)} $. Theo BĐT Cauchy: $b^2(2a-b)\leq \left( \frac{2a+b}{3}\right) ^3=\frac{p^3}{27} \Rightarrow S_{ABC}\leq \frac{p^2\sqrt{3}}{36}$. Dâus $=$ xảy ra khi và chỉ khi $b=2a-b$ hay $a=b$. Vậy $\Delta ABC$ có chu vi không đổi sẽ có diện tích lớn nhất khi và chỉ khi $\Delta ABC$ đều.
|
|
|
giải đáp
|
Hệ thức lượng
|
|
|
a) $\frac{\sin B}{\sin A}=2\cos C$ $\Leftrightarrow \frac{b}{a}=\frac{a^2+b^2-c^2}{ab}$ $\Leftrightarrow a^2=c^2$ hay $\Delta ABC$ cân tại B.
b) Từ giả thiết dễ thấy $\sin A,\sin B,\cos A,\cos B>0$ suy ra $A,B<90^0$ Giả thiết tương đương với: $\frac{\sin A}{\sin B}=\frac{\cos ^3A}{\cos ^3B} (*)$ Nếu $A>B$ thì $\sin A>\sin B$ và $\cos A<\cos B$ (mâu thuẫn với $(*)$. Vậy $A\leq B.$ Tương tự $B\leq A$ nên $A=B$ hay $\Delta ABC$ cân tại C.
|
|
|
giải đáp
|
mọi người giải giúp mình
|
|
|
Giả sử $\Delta ABC$ nội tiếp $(O,R)$, $I$ là trung điểm cung $BC$ chứa điểm $A$ và đặt $\widehat{BAC}=\alpha$. Trên tia đối của tia $AB$ đựng điểm $D$ sao cho $AD=AC$. Khi đó $\widehat{BDC}=\frac{\alpha }{2}=\frac{1}{2}\widehat{BIC}$, suy ra $D\in (I,IB)$. Ta suy ra: $AB+AC=BD\leq 2BI$. Khi đó: $S_{ABC}=\frac{1}{2}AB.AC\sin \alpha \leq \frac{1}{2}BI^2\sin \alpha=2R^2\cos ^2\frac{\alpha }{2}\sin \alpha=4R^2\cos ^3\frac{\alpha }{2}\sin \frac{\alpha}{2}$. Ta có $\cos ^3\frac{\alpha }{2}\sin \frac{\alpha}{2} \leq \frac{3\sqrt{3}}{16}$. Dấu $=$ xảy ra khi và chỉ khi $\alpha =60^0$. Tóm lại $\Delta ABC$ đạt diện tích lớn nhất khi và chỉ khi $\Delta ABC$ đều.
|
|
|
giải đáp
|
Giúp em bài này
|
|
|
a) Trước hết ta chứng minh dãy sau hội tụ: $u_n=1+\frac{1}{2}+...+\frac{1}{n}-\ln n,\forall n\in N$. Thật vậy, xét hàm số $f(x)=x-\ln (1+x)$ với $x>0$. Ta có $f'(x)=1-\frac{1}{1+x}>0$ nên $f(x)$ đồng biến. Ta có $\lim_{x\to 0}{f(x)}=0$ nên $f(x)>0$ hay $x>\ln (1+x),\forall x>0.$ Khi dó: $u_n=1+\frac{1}{2}+...+\frac{1}{n}-\ln n>\ln 2+\ln \frac{3}{2}+...+\ln \frac{n+1}{n} -\ln n=\ln \frac{n+1}{n}>0,\forall n $ Ta sẽ chứng minh dãy $(u_n)$ là dãy giảm. Xét hiệu $u_{n+1}-u_n=\frac{1}{n+1}-\ln \frac{n+1}{n} $. Xét hàm số $g(x)=\frac{x}{1+x}-\ln (1+x)$ với $x\geq 0$. Có $g'(x)=-\frac{x}{(x+1)^2}\leq 0,\forall x\geq 0$ nên $g(x)$ nghịch biến. Vì $g(0)=0$ nên $g(x)\leq 0,\forall x\geq 0$. Thay $x=\frac{1}{n}$ ta được $u_{n+1}<u_n,\forall n$ hay dãy $(u_n)$ giảm. Vậy tồn tại $\lim u_n=\alpha$. Trở lại bài toán, ta có: $\frac{1}{n+1}+\frac{1}{n+2}+...+\frac{1}{2n}=u_{2n}-u_n+\ln 2$. Vì $\lim u_{2n}=\lim u_n=\alpha$ nên $\lim \left( \frac{1}{n+1}+\frac{1}{n+2}+...+\frac{1}{2n}\right)=\ln 2$.
|
|
|
giải đáp
|
Bài toán về tính chất phân giác.
|
|
|
$\Delta AA'C$ có đường cao $CD$ đồng thời là đường trung tuyến nên $\Delta AA'C$ cân tại $C$. Do đó $CD$ là phân giác $\widehat{ACA'}$. Mà $CD$ là phân giác $\widehat{ACB}$ nên tia $CA'$ và tia $CB$ trùng nhau hay $A' \in CB$.
|
|
|
giải đáp
|
hệ thức lượng
|
|
|
Ta có: $a(1-2\cos A)=a(1-\frac{b^2+c^2-a^2}{bc})=\frac{1}{abc}(abc-ab^2-ac^2+a^3)$ Giả thiết trở thành $a^3+b^3+c^3+3abc=\sum{a(b^2+c^2)} $ \[ \Leftrightarrow \sum{(b+c-a)(b-c)^2}=0 \] \[ \Leftrightarrow a=b=c \] Vậy $\Delta ABC$ đều.
|
|
|
giải đáp
|
có nbaif này em thắc mắc, thấy khó quá
|
|
|
Ta chứng minh BĐT: $\sqrt[n]{a}+\sqrt[n]{b}\leq 2\sqrt[n]{\frac{a+b}{2}},\forall a,b\geq0$ . Để cho gọn, ta đặt $\sqrt[n]{a}=x,\sqrt[n]{b}=y,\sqrt[n]{\frac{a+b}{2}}=t $ và giả sử $a\leq b$ thì $x\leq t\leq y$. BĐT trên tương đương với: $y-t\leq t-x (1) $. Nếu $a=b$ thì $(1)$ hiển nhiên đúng. Nếu $a<b$ thì $(1)$ tương đương với: \[ \frac{y^n-t^n}{y^{n-1}+y^{n-2}t+...+t^{n-1}}\leq \frac{t^n-x^n}{t^{n-1}+t^{n-2}x+...+x^{n-1}} \] Dễ thấy BĐt trên đúng vì $y^n-t^n=t^n-x^n\geq 0$ và $y>t>x$. Vậy $\sqrt[n]{a}+\sqrt[n]{b}\leq 2\sqrt[n]{\frac{a+b}{2}},\forall a,b\geq0$ . Thiết lập 2 BĐt tương t ta có đpcm.
|
|
|
giải đáp
|
em đang học phần này nên nhờ các anh giúp
|
|
|
Ta có: $\tan \frac{A}{2}=\frac{\sin \frac{A}{2}}{\cos \frac{A}{2}}=\frac{2\sin ^2\frac{A}{2}}{2\sin \frac{A}{2}\cos \frac{A}{2}}=\frac{1-\cos A}{\sin A}=\frac{1-\frac{b^2+c^2-a^2}{2bc}}{\frac{2S}{bc}}=\frac{2bc-b^2-c^2+a^2}{4S} $ Do đó: $\tan \frac{A}{2}+\tan \frac{B}{2}+\tan \frac{C}{2}=\frac{2(ab+bc+ca)-(a^2+b^2+c^2)}{4S}$ Giả thiết bài toán tương đương với $9R^2=2(ab+bc+ca)-(a^2+b^2+c^2)$, suy ra $9R^2\leq ab+bc+ca.$ Áp dụng các công thức $S=\frac{abc}{4R}=\frac{1}{4}\sqrt{(a+b+c)(b+c-a)(c+a-b)(a+b-c)}$: $9R^2=\frac{9a^2b^2c^2}{(a+b+c)(b+c-a)(c+a-b)(a+b-c)}\geq \frac{9abc}{a+b+c} $. Do đó: $9abc\geq (a+b+c)(ab+bc+ca)\geq 9abc$ Dấu $=$ xảy ra khi và chỉ khi $a=b=c$ hay $\Delta ABC$ đều.
|
|
|
giải đáp
|
đếm
|
|
|
a) Gọi $\overline{abcdef}$ là số có 6 chữ số thỏa mãn bài toán. Có 6 cách đặt số 1 vào các vị trí $a,b,c,d,e,f$. Có $C_5^2$ cách đặt 2 số 2 vào các vị trí còn lại sau khi đặt số 1. Có $6^3$ cách đặt các số 3, 4, 5, 6, 7, 8 vào các vị trí còn lại sau khi đặt số 2. Vậy có tất cả 12960 số thỏa mãn.
b) Gọi $\overline{abcdef}$ là số có 6 chữ số thỏa mãn bài toán. Có $C_8^2$ cách chọn 2 chữ số là $x,y$ trong 8 chữ số 1, 2, ..., 8. Có 6 cách đặt $x$ vào các vị trí $a,b,c,d,e,f$. Có $C_5^3$ cách đặt 3 chữ số $y$ vào các vị trí còn lại sau khi đặt $x$. Có $6^2$ cách đặt các chữ số khác $x,y$ vào các vị trí còn lại sau khi đặt $y$. Vậy có tất cả 60480 số thỏa mãn.
c) Có 2.7!=10080 số có 8 chữ số phân biệt mà các chữ số là 1,2, ..., 8 trong đó 1 và 2 đứng cạnh nhau. Có 2.2.6!=2880 số có 8 chữ số phân biệt mà các chữ số là 1, 2, ..., 8 trong đó 1 và 2 đứng cạnh nhau, 7 và 8 đứng cạnh nhau. Vậy có tất cả 7200 số có 8 chữ số thỏa mãn.
|
|
|
giải đáp
|
đếm
|
|
|
Gọi số hoa vàng, trắng, đỏ trong số 7 bông được chọn là $v,t,d$ tương ứng thì $v+t+d=7$ a) $v,d\geq 1$ và $t\geq 3$. Ta có các trường hợp: Nếu $t=3$ thì $v=1,d=3$ hoặc $v=2,d=4$ hoặc $v=3,d=1$. Có $C_{4}^{3}\left( C_{6}^{1}.C_{5}^3+C_6^2.C_5^2+C_6^3.C_5^1 \right) =1240$ cách chọn. Nếu $t=4$ thì số cách chọn là $C_4^4\left( C_6^1.C_5^2+C_6^2.C_5^1\right) =135$. Vậy có tất cả 1375 cách chọn.
b) $v\geq 2$ và $d\geq 3$ suy ra $t\leq 2$. Số cách chọn là: \[ C_4^1\left( C_6^2.C_5^4+C_6^3.C_5^3\right) +C_4^2.C_6^2.C_5^3=1320.\]
|
|
|
giải đáp
|
hình chóp
|
|
|
Giả sử kích thước hình chữ nhật $ABCD$ là $a<b$ thì $ab=\sqrt{3}$. Vì $AC$ và $BD$ tạo với nhau 1 góc $60^0$ nên $b=a\sqrt{3}$ suy ra $a=1,b=\sqrt{3}$. Gọi $H$ là hình chiếu của $H$ lên $(ABCD)$ và $SH=h$. Vì $SA$ tạo với $(ABCD)$ một góc $45^0$ nên $\Delta SAH$ vuông cân tại $H$, ta có $AH=h$. Tương tự $BH=CH=DH=h$ nên $H$ là tâm của hình chữ nhật $ABCD$ và $h=1$. Ta có $V_{S.ABCD}=\frac{1}{3}h.S_{ABCD}=\frac{\sqrt{3}}{3}.$
|
|
|
giải đáp
|
đếm
|
|
|
Trước hết ta tìm 3 chữ số $a>b>c>0$ sao cho $a+b+c=8$. Vì $c\geq 1$ và $b\geq 2$ nên $a\leq 5$. Mà $a\geq 3$ nên $a$ nhận các giá trị là 3, 4, 5. Nếu $a=3$ thì $b+c=5$, suy ra $b\geq 3$. TH này không xảy ra. Nếu $a=4$ thì $b+c=4$ ta có $b=3,c=1$. Nếu $a=5$ thì $b+c=3$ ta có $b=2,c=1$. Tóm lại có 2 bộ số $(a,b,c)$ thỏa mãn là $(4,3,1)$ và $(5,2,1)$. Với mỗi bộ số này, ta có 6 số có 3 chữ số thỏa mãn bài toán. Vậy có tất cả 12 số thỏa mãn bài toán. Có thể liệt kê như sau: 431, 413, 314, 341, 134, 143, 521, 512, 125, 152, 215, 251.
|
|
|
giải đáp
|
toán lớp 6
|
|
|
Gọi số vịt trong đàn là $n$ thì từ giả thiết ta có: $n$ chia cho 2 dư 1 nên $n-19$ chia hết cho 2. $n$ chia cho 3 dư 1 nên $n-19$ chia hết cho 3. $n$ chia cho 5 dư 4 nên $n-19$ chia hết cho 5. Do đó $n-19$ chia hết cho 30. Với $n\leq 200$ ta có $n$ nhận các giá trị là 49, 79, 109, 139, 169, 199. Dễ thấy chỉ có 49 thỏa mãn bài toán.
|
|
|
giải đáp
|
quy tắc đếm
|
|
|
Gọi số có 5 chữ số thỏa mãn là $\overline{abcde}$. Có $9$ cách chọn chữ số $a$ từ các chữ số $1,2,...,9$. Có $9$ cách chọn chữ số $b$ từ các chữ số $0,1,...,9$ sao cho $b\neq a$. Có $9$ cách chọn chữ số $c$ từ các chữ số $0,1,...,9$ sao cho $c\neq b$. Có $9$ cách chọn chữ số $d$ từ các chữ số $0,1,...,9$ sao cho $d\neq c$. Có $9$ cách chọn chữ số $e$ từ các chữ số $0,1,...,9$ sao cho $e\neq d$. Vậy có tất cả $9^5=59049$ số có 5 chữ số thỏa mãn bài toán.
|
|