|
giải đáp
|
Làm thêm bài lượng giác nào
|
|
|
Viết lại: $y(2cos x+3)=sin x +cos x$ $\Leftrightarrow sin x + (1-2y) cos x=3y$ Điều kiện phương trình này có nghiệm là $1^2+(1-2y)^2\geqslant 9y^2$ $\Leftrightarrow \frac{-2-\sqrt{14}}{5}\leq y\leq\frac{-2+\sqrt{14}}{5}$
|
|
|
giải đáp
|
Tìm x để $\frac{\sqrt{x}}{x\sqrt{x}-3\sqrt{x}+3}$ là số nguyên
|
|
|
Điều kiện đầu tiên để biểu thức nguyên là: $x\geq 0$ Đặt $A=\frac{\sqrt{x}}{x\sqrt{x}-3\sqrt{x}+3}$ Dể thấy: *Với $x=0$ thì $A=0$ *Với $x=1$ thì $A=1$ *Với $x=2;3;4$ thì A không là giá trị nguyên! Xét $x>4$ Thấy rõ $x\sqrt{x}-3\sqrt{x}+3=\sqrt{x}(x-3)+3$ Mà $\sqrt{x}>2$; $x-3>1$ do cả hai vế bất đẳng thức dương nên nếu nhân ại ta có: $\sqrt{x}(x-3)>2$ Suy ra: $x\sqrt{x}-3\sqrt{x}+3=\sqrt{x}(x-3)+3>5$ Do tử thức và mẩu thức là hai số dương, nên để $A$ nguyên thì tử phải lớn hơn hoặc bằng mẩu, tức: $\sqrt{x}\geq x\sqrt{x}-3\sqrt{x}+3$ Suy ra $x\sqrt{x}-4\sqrt{x}+3\leq 0$ Điều này không xảy ra vì: $\sqrt{x}>2$; $x-4>0$ Suy ra $\sqrt{x}(x-4)+3>3$ tức $x\sqrt{x}-4\sqrt{x}+3> 3$ Vậy để A nguyên thì: $x=0$ hoặc $x=1$
|
|
|
giải đáp
|
chứng minh BĐT
|
|
|
Với mọi $x$ dương ta luôn có: $x+(x+1)\geq 2\sqrt{x(x+1)}$ (BĐT Cô si) Do dấu bằng ở không xảy ra nên ta luôn có: $x+(x+1)> 2\sqrt{x(x+1)}$ $\Leftrightarrow \frac{1}{x+(x+1)}<\frac{1}{2\sqrt{x(x+1)}}$ $\Leftrightarrow \frac{\sqrt{x+1}-\sqrt{x}}{x+(x+1)}<\frac{\sqrt{x+1}-\sqrt{x}}{2\sqrt{x(x+1)}}=\frac{1}{2\sqrt{x}}-\frac{1}{2\sqrt{x+1}}$ (Do $\sqrt{x+1}-\sqrt{x}>0$) Áp dụng điều trên: $\frac{\sqrt{2}-\sqrt{1}}{1+2}<\frac{1}{2}-\frac{1}{2\sqrt{2}}$ $\frac{\sqrt{3}-\sqrt{2}}{2+3}<\frac{1}{2\sqrt{2}}-\frac{1}{2\sqrt{3}}$ $\frac{\sqrt{4}-\sqrt{3}}{3+4}<\frac{1}{2\sqrt{3}}-\frac{1}{2\sqrt{4}}$ ..... $\frac{\sqrt{25}-\sqrt{24}}{24+25}<\frac{1}{10}-\frac{1}{2\sqrt{24}}$ Cộng theo vế : $\frac{\sqrt{2}-\sqrt{1}}{1+2}+\frac{\sqrt{3}-\sqrt{2}}{2+3}+\frac{\sqrt{4}-\sqrt{3}}{3+4}+...\frac{\sqrt{25}-\sqrt{24}}{24+25}<\frac{1}{2}-\frac{1}{10}=\frac{2}{5}$
|
|
|
giải đáp
|
Ai giúp mình với
|
|
|
Hai nghiệm bạn ra được là: $x=-\frac{\Pi }{9}+k\frac{2\Pi }{3}$ (1) và $x=\frac{5\Pi }{9}+l\frac{2\Pi }{3}$ (2) Do l và k là hai số nguyên tùy ý nên nếu chọn $k=l+1$ thế vào (1) thì $x=-\frac{\Pi }{9}+(l+1)\frac{2\Pi }{3}=-\frac{\Pi }{9}+\frac{2\Pi }{3}+l\frac{2\Pi }{3}=\frac{5\Pi }{9}+l\frac{2\Pi }{3}$ (3) Khi đó ta có họ nghiệm (3) giống nghiệm (2). Tức họ nghiệm (1) giống họ nghiệm (2) Lượng giác được biểu diển nghiệm trên đường tròn lượng giác, các nghiệm đôi khi không giống nhau nhưng chúng trùng nhau trên đường tròn lượng giác.
|
|
|
giải đáp
|
Ai giúp mình với
|
|
|
Viết lại phương trình: $\Leftrightarrow 5sin3x=3sin5x$ $\Leftrightarrow 4(sin3x-sin5x)=-sin5x-sin3x$ $\Leftrightarrow 8cos4xsin(-x)=-2sin4xcosx$ $\Leftrightarrow -8cos4xsinx=-8sinxcosxcos2xcosx$ $\Leftrightarrow cos4xsinx=sinxcos2xcos^2x$ $\Leftrightarrow sinx(cos4x-cos2xcos^2x)=0$ $\Leftrightarrow sinx(2cos^{2}2x-1-cos2x\frac{1+cos2x}{2})=0$ $\Leftrightarrow sinx(3cos^22x-cos2x-2)=0$ $\Leftrightarrow sinx=0$ hoặc $cos2x=1$ hặc $cos2x=\frac{-2}{3}$ $\Leftrightarrow x=k\Pi $ hoặc $x=\pm \frac{1}{2}arccos\frac{-2}{3}+k\Pi $
|
|
|
giải đáp
|
Bất đẳng thức
|
|
|
Bài 1: Dùng bất đẳng thức Bunhiacopski cho vế trái: $VT=3(cosB+2sinC)+4(sinB+2cosC)\leq \sqrt{(3^2+4^2)[(cosB+2sinC)^2+(sinB+2cosC)^2]}$ $=5\sqrt{cos^2B+4cosBsinC+4sin^2C+sin^2B+4sinBcosC+4cos^2C}$ $=5\sqrt{(cos^2B+sin^2B)+(4sin^2C+4cos^2C)+4cosBsinC+4sinBcosC}$ $=5\sqrt{5+4(sinBcosC+cosBsinC)}$ $=5\sqrt{5+4sin(B+C)}$ $=5\sqrt{5+4sinA}\leq 5\sqrt{5+4}=15$ (do $sinA\leq 1$) Thấy rõ: $VT\geq VP$ Dấy bằng ảy ra khi $sinA=1$ tức $A=90$ vậy tam giác ABC vuông tại A
|
|
|
giải đáp
|
Bất đẳng thức
|
|
|
Mình giải bài số 3 nhé: Ta có, theo bất đẳng thức Cô si dành cho 3 số dương $x^3+1+1\geq 3x$ $y^3+1+1\geq 3y$ $z^3+1+1\geq 3z$ Cộng theo vế suy ra: $x^3+y^3+z^3+6\geq 3(x+y+z)$ $\Leftrightarrow x^3+y^3+z^3\geq (x+y+z)+2(x+y+z)-6$ (1) Theo bấtđẳng thức cô si $x+y+z\geq 3\sqrt[3]{xyz}=3$ (do $xyz=1$) $\Leftrightarrow 2(x+y+z)\geq 6$ $\Leftrightarrow x+y+z+2(x+y+z)-6\geq x+y+z-6+6$ $\Leftrightarrow x+z+y+2(x+y+z)-6\geq x+y+z$ (2) Từ (1) và (2) suy ra đpcm: $x^3+y^3+z^3\geq x+y+z$ (với $x,y,z>0$ và $xyz=1$ Đẳng thức xảy ra khi $x=y=z=1$
|
|
|
giải đáp
|
Điều kiện hàm số có cực trị(8).
|
|
|
Đạo hàm của hàm số: $y'=4x^3-4(m+1)$ $y'=0$ Suy ra $x=0$ hoặc $x^2=m+1$(1) Để hàm số có ba điểm cực trị thì (1) phải có hai nghiệm phân biệt khác 0 Suy ra $m>-1$ Xét các điểm $A(0;m)$ ; $B(-\sqrt{m+1};y)$; $C(\sqrt{m+1};y)$ ( Do hàm số trùng phương nên B và C có cùng tung độ) Theo giả thuyết $OA=BC$ $\Leftrightarrow \sqrt{m^2}=\sqrt{(2\sqrt{m+1})^2}$ $\Leftrightarrow m^2=4(m+1)$ $\Leftrightarrow m=2\pm 2\sqrt{2}$ (thoải $m>-1$) Vậy $m=2\pm 2\sqrt{2}$ là điểm cần tìm
|
|
|
giải đáp
|
Điều kiện hàm số có cực trị(7).
|
|
|
Đạo hàm của hàm số: $y'=4x^3-8(m-1)x$ $y'=0$ Suy ra $\Leftrightarrow x=0$ hoặc $x^2-2m+2=0 $ (1) Để hàm số có 3 điểm cực trị thì (1) phải có 2 nghiệm khác 0: $\Delta '=(2m-2)>0$ Suy ra $m>1$ (thỏa, do m=1 thì (1) mới có nghiệm bằng 0) Vậy $m>1$ thì hàm số có 3 điểm cực trị
|
|
|
giải đáp
|
Điều kiện hàm số có cực trị(9).
|
|
|
Đạo hàm của hàm số y: $y'=8mx^3-2x=2x(4mx^2-1)$ $y'=0\Rightarrow x=0$ hoặc $4mx^2-1=0$ Để hàm số có ba điểm cực trị thì $m>0$ Khi đó ta có hoành độ ba điểm cực trị của hàm số là: $-\frac{1}{2\sqrt{m}};0;\frac{1}{2\sqrt{m}}$ Dể thấy: $-\frac{1}{2\sqrt{m}}<0<\frac{1}{2\sqrt{m}}$ Mặt khác đây là hàm số trùng phương nên hai điểm cực tiểu là: $A(-\frac{1}{2\sqrt{m}};y)$ và $B(\frac{1}{2\sqrt{m}};y)$ (Do đây là hàm số trùng phương nên hàm đối ứng qua trục tung Oy nên A và B có tung độ gống nhau) Độ dài AB: $AB=\sqrt{(\frac{1}{2\sqrt{m}}+\frac{1}{2\sqrt{m}})^2}=5$ $\Rightarrow m=\frac{1}{25}>0$ Vậy $m=\frac{1}{25}$ là điểm cần tìm
|
|
|
giải đáp
|
đố ai giải được bài này mình cho hẳn 11 điểm luôn
|
|
|
Giả sử $x$ là nghiệm của $x=\frac{1}{0}$ Suy ra $0x=1$ không có giá trị x nào thỏa mản nên suy ra $\frac{1}{0}$ không tồn tại. Tương tự ta cũng có thể chứng minh các trường hợp còn lại. Giả xử $x$ là ngiệm của $x=\frac{0}{0}$ Suy ra $0x=0$ ta có vô số giá trị thỏa mản điều kiện này. Vậy $\frac{0}{0}$ có vô số kết quả
|
|
|
giải đáp
|
giai ptrinh
|
|
|
Lời giải này có yêu cầu trả vỏ sò để xem. Bạn hãy link trên để vào xem chi tiết
|
|
|
giải đáp
|
Nhận dạng tam giác ABC
|
|
|
Ta có thể viết phương trình lại thành: $\sin A\left(2\cos A+\cos C\right)=\sin B\left(2\cos B+\cos C\right)\\\Leftrightarrow \sin2A+\sin A\cos C=\sin2B+\sin B\cos C\\\Leftrightarrow \sin2A-\sin2B=\cos C\left(\sin B-\sin A\right)\\\Leftrightarrow 2\sin(A-B)\cos(A+B)=\cos C\times2\sin\dfrac{B-A}{2}\cos\dfrac{B+A}{2}\\\Leftrightarrow -2\cos C\sin(A-B)+\cos C\times2\cos\frac{A+B}{2}\sin\frac{A-B}{2}=0\\\Leftrightarrow 2\cos C\sin\dfrac{A-B}{2}\left(\cos\frac{A+B}{2}-\cos\frac{A-B}{2}\right)=0$ Thấy rõ: $\cos\frac{A+B}{2}-\cos\frac{A-B}{2}<0\,\,(1)$ Do nếu $x \cos y$. Ta lại có $\left| {\frac{A-B}{2}} \right|<\frac{A+B}{2}$ và $cos\frac{A-B}{2}=cos\frac{B-A}{2}\,\,(2)$ nên nếu $A-B>0$ ta dể dàng suy ra $(1),$ nếu $A-B<0$ tức $B-A>0$ suy ra $cos\frac{B-A}{2}>\frac{A+B}{2}$ mà ta lại có $(2)$ nên dể dàng suy ra $(1)$ $\Rightarrow \left[\begin{array}{1}\cos C=0 \\\sin\dfrac{A-B}{2}=0 \end{array}\right.\Leftrightarrow \left[\begin{array}{1}C=\dfrac{\pi}{2} \\A=B \end{array}\right.$ Vậy: $\Delta ABC$ vuông hoặc cân ở $C.$
|
|
|
giải đáp
|
giai pt
|
|
|
Điều kiện $x\neq -2;-5,6$ Phương trình có thể viết lại $\frac{x-1}{x+2}+\frac{6-2x}{x+5}+\frac{x-5}{x-6}=0$ $\Leftrightarrow \frac{(x+2)-3}{x+2}+\frac{16-2(x+5)}{x+5}+\frac{(x-6)+1}{x-6}$ $\Leftrightarrow 1-\frac{3}{x+2}-2+\frac{16}{x+5}+1+\frac{1}{x-6}=0$ $ \Leftrightarrow \frac{-3}{x+2}+\frac{16}{x+5}+\frac{1}{x-6}=0$ $ \Leftrightarrow -3(x+5)(x-6)+16(x+2)(x-6)+(x+2)(x+5)=0$ $ \Leftrightarrow -3(x^2-x-30)+16(x^2-4x-12)+(x^2+7x+10)=0$ $ \Leftrightarrow 14x^2-54x-92=0$ $ \Leftrightarrow x=\frac{27\pm \sqrt{2017}}{14}$ (thỏa điều kiện)
|
|
|
giải đáp
|
Phương trình vô tỉ
|
|
|
Lời giải này có yêu cầu trả vỏ sò để xem. Bạn hãy link trên để vào xem chi tiết
|
|