|
giải đáp
|
Hệ phương trình.
|
|
|
Từ phương trình đầu tiên suy ra $(x^2+y^2+z^2)^2=1$ => $x^4+y^4+z^4+2(x^2y^2+y^2z^2+z^2x^2)=1$ Kết hợp với pt thứ 3, suy ra $x^2y^2+y^2z^2+z^2x^2=0$ Nhưng $x^2y^2,y^2z^2,z^2x^2\geq 0$ nên suy ra $xy=yz=zx=0$ Từ đây suy ra, trong 3 số $x,y,z$ có 2 số bằng 0, (Nếu cả 3 bằng 0 thì tông bình phương của 3 số bằng 0- vô lý) Số còn lại có lập phương bằng 1 nên nó bằng 1 Tóm lại nghiệm là, trong 3 số $x,y,z$ có 2 số bằng 0, một số bằng 1
|
|
|
giải đáp
|
HPT lớp 9
|
|
|
Đặt $2x+2y=a,zy=b$ Chia theo vế ta được $\frac{|a-b|}{|a+b|}=3$=> $(a-b)^2=9(a+b)^2$ => $8a^2+8b^2+20ab=0$ => $(a+2b)(2a+b)=0$ => $a=-2b$ hoặc $a=-b/2$
+)Nếu $a=-2b$ hay $2x+2y=-2yz$ (1) Kết hợp với hệ ban đầu ta có: $\frac{|x+y|}{\sqrt{x^2+y^2}}=1$ => $(x+y)^2=(x^2+y^2)$ => $xy=0$ - Nếu $x=0$ thì $y\neq 0$ vì $x^2+y^2\neq 0$, từ (1) => $2y=-2yz$ => $z=-1$ Hệ có nghiệm $x=0,z=-1,$ y khác 0 tùy ý - Nếu $y=0$ th làm tương tự.
+)Nếu $a=-b/2$ hay $yz=-4(x+y)$ Kết hợp với hệ ban đầu ta có: $\frac{2|x+y|}{\sqrt{x^2+y^2}}=1$ => $4(x+y)^2=(x^2+y^2)$ => $3x^2+3y^2+8xy=0$ Từ đây tính x theo y rồi tìm được nghiệm (hơi lẻ)
|
|
|
giải đáp
|
bat dang thuc
|
|
|
Ta có $\frac{1}{4x}+\frac{1}{4y}\geq \frac{1}{x+y}$ (Điều này tương tương với $(x-y)^2\geq0$) (*) a/ Áp dụng (*) với $x=a^2+b^2,y=2ab $ ta có: $\frac{1}{4a^{2} + 4b^{2}} + \frac{1}{8ab}\geq \frac{1}{a^2 + b^{2}+2ab} = \frac{1}{(a + b)^{2}}$ $\forall a, b > 0$ b/
Theo (*) thì $\frac{1}{4b}+\frac{1}{4b}\geq \frac{1}{a+b}$ $\frac{1}{4b}+\frac{1}{4c}\geq \frac{1}{b+c}$ $\frac{1}{4c}+\frac{1}{4a}\geq \frac{1}{c+a}$ cộng theo vế ta được $\frac{1}{a} + \frac{1}{b} + \frac{1}{c}\geq \frac{2}{a+b}+\frac{2}{b+c}+\frac{2}{c+a}$ (1) Ta lại áp dụng (*) $\frac{1}{a+b}+\frac{1}{a+c}\geq \frac{4}{2a + b + c}$ $\frac{1}{a+b}+\frac{1}{b+c}\geq \frac{4}{2b + a + c}$ $\frac{1}{b+c}+\frac{1}{c+a}\geq \frac{4}{2c + b + a}$ cộng theo vế suy ra $\frac{2}{a+b}+\frac{2}{b+c}+\frac{2}{c+a}\geqslant \frac{4}{2a + b + c}
+ \frac{4}{2b + c + a} + \frac{4}{2c + a +b}$ (2) Từ (1) và (2) suy ra: $\frac{1}{a} + \frac{1}{b} + \frac{1}{c} \geqslant \frac{4}{2a + b + c}
+ \frac{4}{2b + c + a} + \frac{4}{2c + a +b}$ $\forall a, b, c$ > 0
|
|
|
giải đáp
|
giup vs mọi người ơi
|
|
|
Đặt $a=2^{x^2-x},b=2^{2x}$ Phương trình đã cho trở thành $ab-4a-b+4=0\Leftrightarrow (a-1)(b-4)=0$ suy ra $\begin{cases}a=1 \\ b=4 \end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases} 2^{x^2-x}=1 \\ 2^{2x}=4 \end{cases}$ Suy ra $x=1$ hoặc $x=0$
|
|
|
giải đáp
|
toán hinh lớp 9
|
|
|
Kẻ $DE,DF$ vuông góc với $AB,AC$ Theo tính chất tia phân giác thì có thể đặt $DE=DF=x$ Ta có $SinB=\frac{DE}{BD}=\frac{x}{7}$ $CosB=SinC=\frac{DF}{CD}=\frac{x}{15}$ mà $sin^2B+cos^2B=1$ nên suy ra $x^2(\frac{1}{7^2}+\frac{1}{15^2})=1$ vậy $x=\sqrt{\frac{11025}{274}}$ Từ đó, dễ thấy AEDF là hình vuông nên $AD=\sqrt{2}x=\sqrt{2.\frac{11025}{274}}$
|
|
|
giải đáp
|
bài tập về cấp sô cộng lớp 11
|
|
|
gọi công thức tổng quát của cấp số cộng là $a_{n}=a_{1}+(n-1)d$ (*) khi đó: $S_n = a_1+a_2+\dots+a_n=\frac{n( a_1 + a_n)}{2} =\frac{n[ 2a_1 + (n-1)d]}{2}$ chứng minh: $ S_n=a_1+a_1+d+a_1+2d+\dots\dots+a_1+(n-2)d+a_1+(n-1)d$ $ S_n=a_n-(n-1)d+a_n-(n-2)d+\dots\dots+a_n-2d+a_n-d+a_n$ $ 2S_n=n(a_1+a_n)$ $ S_n=\frac{n( a_1 + a_n)}{2}$. (1) $ S_n=\frac{n( 2a_1 + (n-1)d)}{2}$ (2) Trở lại bài: 1.$S_{m}=S_{n},\forall m,n$ Theo công thức (1) thì $a_{n}=a_{m}, \forall m,n $ Mà $S_{1}=S_2$ nên $a_1=a_1+a_2=2a_1$ nên $a_1=0$ Vậy $S_k=0,\forall k $ (ĐPCM) 2.$\frac{S_m}{S_n}=\frac{m^2}{n^2}$ Kết hợp với (1) Ta suy ra $\frac{a_1+a_m}{a_1+a_n}=\frac{m}{n}$ Suy ra $na_m-ma_n=(m-n)a_1$ Kết hợp với (*) suy ra $na_1-ma_1+d(n(m-1)-m(n-1))=(m-n)a_1$ Vậy $a_1=2d$ Thay vào công thức (*) ta có : $a_n=(2n-1)a_1$ Từ đó $\frac{a_n}{a_m}=\frac{2n-1}{2m-1}$ (ĐPCM)
|
|
|
giải đáp
|
giup em voi
|
|
|
a. Mình nghĩ bài này cần thêm điều kiện, vì nếu không sẽ cố rất nhiều nghiệm. Chẳng hạn $4(m+1)-6(-m-1)-5(2m)=10$ với mọi m thuộc Z b. $7x+7+3y=2xy$ suy ra $14x+14=2y(2x-3)$ suy ra $(2y-7)(2x-3)=35$ $35=5.7=-5.-7=1.35=-1.-35$ Xét lần lượt bạn sẽ tìm được nghiệm c. $3xy+x-y=1$ bạn biến đổi thành $(3x-1)(3y+1)=2=2.1=-2.-1$ Xét lần lượt cũng tìm được nghiệm d. Biến đổi thành $(2x-y)(x+2y)=7=7.1=-1.-7$ Xét lần lượt các trường hợp là ra e. Phần này bạn phân tích thành $(x-5)(x-y-1)=-3=3.1=-3.1=-1.3$
|
|
|
giải đáp
|
Cấp số nhân
|
|
|
ta có $U_k=U_{1}.q^{k-1}$ Vậy từ giả thuyết suy ra $U_1+q^2U_1+q^4U_1=-21$ $U_1q+U_1q^3=10$ Chia theo vế, ta suy ra $\frac{1+q^2+q^4}{q+q^3}=\frac{-21}{10}$ Điều này tương đương với $(2q+1)(q+2)(5q^2-2q+5) =0$ Vậy $q=-2$ hoặc $q=-1/2$ Từ đây $q=-2$ thì $U_1=-1$ $q=-1/2$ thì $U_1=-16$
|
|
|
giải đáp
|
bài này
|
|
|
Gọi $\alpha$ là trung bình cộng của n số
- Ta cần chứng minh
Dấu bằng xảy ra khi α = xi Với mọi i ∈ {1, . . . , n}. Ta dùng quy nạp Với n = 1 hiển nhiên Giả sử : ĐPCM đúng với n số Xét với n + 1 số thực không âm. Trung bình cộng α bằng:
Nếu mọi số đều bằng α, ta có ngay ĐPCM. Giả sử có 1 số lớn hơn α khi đó có một số nhở hơn α, Giả sử (khôngmấttính tổng quát) xn > α và xn+1 < α. Khi ấy
Bây giờ, xét n số x1, . . . , xn–1, y với Khi ấy
α cũng là tổng của n số x1, . . . , xn–1, y và theo giả thuyết quy nạp thì
Từ (*) ta có
hay
- Vậy từ (**) và (***) suy ra:
Ta đã chứng minh xong cho $n+1$ số => ĐPCM
|
|
|
giải đáp
|
giúp tớ bài này
|
|
|
Ta có kết quả quen thuộc: "trong 5 số nguyên bất kì luôn tìm đc 3 số có tổng chia hêt cho 3 Thật vậy, một số chia cho 3 dư 0,1 hoặc 2, nếu có 3 số trong 5 số này cho 3 số dư khác nhau khi chia cho 3 thì ta tổng 3 số đó chia hết cho 3, nếu chỉ có 5 số này chỉ cho 2 số dư thôi, thì trong 5 số, sẽ có ít nhất 3 số cùng số dư khi chia cho 3, tổng 3 số đó chia hết cho 3.
Chở lại bài toán: lấy 5 số trong 17 số nguyên đó thì trong 5 số nguyên đc chọn có 3 số tổng chia hết cho 3. Gọi 3 số này là (a1,b1,c1) và đặt m1=a1+b1+c1 lấy 5 trong 14 số nguyên còn lại thì trong 5 số nguyên này có 3 số có tổng chia hết cho 3. Gọi 3 số này là (a2,b2,c2) và đặt m2=a2+b2+c2 lấy 5 trong 11 số nguyên còn lại thì trong 5 số nguyên này có 3 số có tồng chia hết cho 3.gọi 3 số này là (a3.b3,c3) và đặt m3=a3+b3+c3 lấy 5 trong 8 số nguyên còn lại thì trong 5 số nguyên này có 3 số có tổng chia hết cho 3. Gọi 3 số này là (a4,b4,c4) và đặt m4=a4+b4+c4 lấy 5 trong các số nguyên còn lại thì trong 5 số nguyên này có 3 số tổng chia hết cho 3. gọi 3 số này là (a5,b5,c5) và đặt m5=a5+b5+c5 Bây giờ xét 5 số m1,m2,m3,m4,m5 đều chia hết cho 3, nên phần dư của chúng khi chia cho 9 sẽ $\in{0,3,6}$. Nếu có 3 trong 5 số cho 3 phần dư khác nhau chia chia cho 9 thì tổng của chúng chia hết cho 9. Nếu 5 số này 1 hoặc 2 số dư khi chia cho 9 thì sẽ có 3 số cùng số dư khi chia cho 9. Tóm lại kiểu gì cũng có 3 số mi,mj,mk có tổng chia hết cho 9 Khi đó các số ai,bi,ci,aj,bj,cj,ak,bk,ck có tổng chia hết cho 9
|
|
|
giải đáp
|
giúp mình giải hộ pt này cái :
|
|
|
Ta có $Cos2x+5=2(2-cosx)(sinx-cosx)\Leftrightarrow 2cos^2x+4=4sinx-2sinx.cosx-4cosx+2cos^2x$ Suy ra $5=4(sinx-cosx)+(1-2sinx.cosx)\Leftrightarrow 5=4(sinx-cosx)+(sinx-cosx)^2$ Từ đây ta suy ra $sinx-cosx=1$ hoặc $sin x-cosx=-5$ Vì $|sinx-cosx|\leq 2$ nên trường hợp 2 không xảy ra Vậy $sinx-cosx=1$ hay $sin^2x+cos^2x-2sinx.cosx=1$ mà $sin^2x+cos^2x=1$ nên $sinx=0$ hoặc $cosx=0$ $sinx=0$ thì $cosx=-1$ vậy $x=(2k+1)\pi$ $cosx=0$ thì $sinx=1$ nên $x=\pi/2+2k\pi$
|
|
|
giải đáp
|
giúp mình với
|
|
|
Theo bất đẳng thức Cô si thì $x^2+2\sqrt{x}=x^2+\sqrt{x}+\sqrt{x}\geq 3x$. $y^2+2\sqrt{y}=y^2+\sqrt{y}+\sqrt{y}\geq 3y$ $z^2+2\sqrt{z}=z^2+\sqrt{z}+\sqrt{z}\geq 3z$ Vì thế $x^2+y^2+z^2+2(\sqrt{x}+\sqrt{y}+\sqrt{z})\geq 3(x+y+z)=(x+y+z)^2$(Do $x+y+z=3$ ) $=x^2+y^2+z^2+2(xy+yz+zx)$ Suy ra ĐPCM
|
|
|
giải đáp
|
Chứng minh
|
|
|
Bất đẳng thức Svac là $(a_1^2+a_2^2+....+a_n^2)(b_1^2+b_2^2+...b_n^2)\geq (a_1b_1+a_2b_2+...+a_nb_n)^2$ Với $n=2$ thì điều này đúng, vì $(a_1^2+a_2^2)(b_1^2+b_2^2 )\geq(a_1b_1+a_2b_2)^2$ tương đương với $(a_1b_2-b_1a_2)^2\geq 0$
Giả sử điều phải chứng minh đúng cho $k-1$ số , với $k$ số, ta làm như sau: áp dụng trường hợp cho 2 số (đã chứng minh ở trên) $(a_1^2+a_2^2+....+a_k^2)(b_1^2+b_2^2+...b_k^2)=(a_1^2+\sqrt{a_2^2+....+a_k^2}^2)(b_1^2+\sqrt{b_2^2+...b_k^2}^2) $ $\geq (a_1b_1+\sqrt{a_2^2+....+a_k^2}\sqrt{b_2^2+...b_k^2})^2$ (1) Theo giả thuyết quy nạp, bất đẳng thức đúng cho $k-1$ số nên $\sqrt{a_2^2+....+a_k^2}\sqrt{b_2^2+...b_k^2}\geq a_2b_2+...+a_kb_k$ (2)
Từ (1) và (2) suy ra bất đẳng thức đúng với $k$ số Vậy suy ra ĐPCM
|
|
|
giải đáp
|
GTNN
|
|
|
Ta có:
$Q=\frac{2ab+a+b+c(ab-1)}{(a+1)(b+1)(c+1)}$ $=\frac{1}{1+c}+\frac{ab+abc-c-1}{(1+a)(1+b)(1+c)}$ $=\frac{1}{1+c}+\left(\frac{ab-1}{(1+a)(1+b)}+1\right)-1$ $=\frac{1}{1+c}+\frac{a}{1+a}+\frac{b}{1+b}-1$ $=\frac{1}{1+c}+\frac{b}{1+b}-\frac{1}{1+a}$ Từ $\ \ c \geq b+1$ và $\ \ a+b \geq c$ suy ra $\ \ a+b \geq b+1$ kéo theo $\ \ b\geq a\geq 1$ Nếu: $ b \geq 2$ Do $\ \ a+b \geq c$ nên $ Q \geq \frac{1}{1+a+b}+\frac{b}{1+b}-\frac{1}{1+a}=\frac{a}{1+a}+\frac{b}{1+b}-\frac{a+b}{1+a+b}$ Vì $\ \ b \geq 2$ ta có $\ \ \frac{b}{1+b}-\frac{a+b}{1+a+b} \geq \frac{2}{3}-\frac{a+2}{a+3}$
Suy ra $ Q \geq \frac{2}{3}+\frac{a}{1+a}-\frac{a+2}{a+3}=\frac{(a-1)(a+5)}{4(a+1)(a+3)}+\frac{5}{12} \geq \frac{5}{12}$
Nếu: $ b \leq 2$
Do $ a+b \geq c$ kéo theo $\ \ Q \geq \frac{1}{1+c}+\frac{b}{1+b}-\frac{1}{1+c-b}$
Vì $ c \geq 3$ nên $ \frac{1}{1+c}-\frac{1}{1+c-b} \geq \frac{1}{4}-\frac{1}{4-b}$
Suy ra $ Q \geq \frac{1}{4}+\frac{b}{1+b}-\frac{1}{4-b}=\frac{5}{6} \frac{(2-b)(b-1)}{(b+1)(4-b)}+\frac{5}{12} \geq \frac{5}{12}$
Vậy GTNN của $Q=\frac{5}{12}$ .Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi $a=1 , b=2 , c=3$
|
|
|
giải đáp
|
Giải jum t bài này
|
|
|
Ta có $f(1)=f(1.1)=f(1).f(1)$ Vì $f(1)\in N^*$ nên $f(1)=1$ $f(4)=f(2.2)=f(2).f(2)=4$ $2=f(2)<f(3)<f(4)=4$ nên $f(3)=3$ ta chứng minh $f(n)=n, \forall n\in N^*$ $n=1$ thì kết quả này đúng Xét $n>4$ Giả sử ĐCCM đúng với mọi số nhỏ hơn n +)Nếu $n$ là hợp số,, đặt $n=h.k$ với $h,k<n$ Theo giả thuyết quy nạp thì $f(h)=h,f(k)=k$ Ta có $f(n)=f(h.k)=f(h).f(k)=h.k=n$ (1)
+) Nếu n là số nguyên tố, do $n>4$ nên $n+1$ là số chẵn , Đặt $n+1=2m$, do $n>4$ nên $m<n$ Theo gt quy nạp thì $f(m)=m$ Ta suy ra $f(n+1)=f(2.m)=f(2).f(m)=2.m=n+1$ Ta suy ra $n-1=f(n-1)<f(n)<f(n+1)=n+1$ Vì vậy $f(n)=n$ (2)
Từ (1) và (2) ta suy ra ĐCCM
|
|