|
|
giải đáp
|
Biện luận phương trình
|
|
|
Điều kiện xác định của phương trình là: $x\neq 2$. Thực hiện các phép biến đổi và rút gọn, ta được phương trình:
$(m-5)x = -15 (*)$ a) Nếu $m-5\neq 0 \Leftrightarrow m\neq 5$ thì phương trình (*) có nghiệm là $x=\frac{-15}{m-5} $. Để giá trị này là nghiệm của phương trình đã cho , ta phải loại các
giá trị $m$ mà tại đó $x$ nhận giá trị $2$, theo điều kiện xác định,
tức là: $\frac{-15}{m-5}\neq 2 \Leftrightarrow m\neq 5$ và $m \neq -\frac{5}{2} $.
Vậy với $m \neq 5$ và $m \neq -\frac{5}{2} $ thì phương trình đã cho có nghiệm duy nhất: $x=\frac{-15}{m-5} $
b) - Với $m=5$. Phương trình (*) trở thành: $0.x=-15 \Leftrightarrow $ vô nghiệm $\Rightarrow $ Phương trình vô nghiệm. - Với $m=-\frac{5}{2} $ cho ta nghiệm $x=2$, đây là điều vô lý. Kết luận : - Với $m \neq 5$ và $m \neq -\frac{5}{2} $
Phương trình có nghiệm duy nhất : $S=\left\{ {\frac{-15}{m-5}} \right\}$
- Với $m = 5$ hoặc $m=-\frac{5}{2}$ Phương trình vô nghiệm: S = $\emptyset $.
|
|
|
|
|
giải đáp
|
Biện luận phương trình
|
|
|
Ta có: $m \neq 0$ và $m \neq 4 \Rightarrow x=\frac{n^2-mn-5}{m(m-4)} $. $m=0
\Rightarrow \begin{cases}n \neq \pm \sqrt 5 \Rightarrow
S = \emptyset \\ n=\pm\sqrt 5 \Rightarrow S=\mathbb{R} \end{cases}
$; $m=4 \Rightarrow 0.x = n^2-4n-5=(n+1)(n-5)$
$\Rightarrow \begin{cases}n\neq -1; n \neq 5
\Rightarrow S=\emptyset \\ n=-1 \text { hoặc } n=5
\Rightarrow S=\mathbb{R}\end{cases}$
|
|
|
|
giải đáp
|
Hệ phương trình chứa tham số
|
|
|
a) Ta có: $a \neq \pm1 \Rightarrow x=-\frac{a}{a+1}, y=\frac{a^2+a+1}{a+1}$. $a=1 \Rightarrow \begin{cases}x\in \mathbb{R} \\ y=1-x \end{cases} $ Hệ vô số nghiệm. $a=-1$. Hệ vô nghiệm.
b) Cộng theo từng vế hai PT ta được $x(a+b)=a+b$. Nếu
$a=-b$. PT trên $\Leftrightarrow 0.x=0$. PT này nghiệm đúng $\forall x
\in \mathbb{R} $. HPT đã cho có vô số nghiệm $\begin{cases}x \in
\mathbb{R} \\ y=-b(x+1) \end{cases}$ Nếu $a \ne -b$. HPT có nghiệm $\begin{cases}x=1 \\ y=a-b \end{cases}$
c) Từ PT thứ hai thay $x = y+a-b$ vào PT thứ nhất ta được PT $b(a-b)=y(a-b)$. Làm tương tự như câu b) ta được Nếu $a=b$. HPT đã cho có vô số nghiệm $\begin{cases}x \in
\mathbb{R} \\ y=x \end{cases}$ Nếu $a \ne b$. HPT có nghiệm $\begin{cases}x=a \\ y=b \end{cases}$
|
|
|
|
giải đáp
|
Giải hệ phương trình
|
|
|
Điều kiện : $x \ne \pm y$. Đặt: $t=\frac{x+y}{x-y} \Rightarrow \frac{x-y}{x+y} = \frac{1}{t} $. Phương trình (1) trở thành: $t+\frac{6}{t}=5 \Rightarrow t^2-5t+6=0 \Rightarrow t_1=3; t_2=2$. *
Với $t_1=3 \Rightarrow \frac{x+y}{x-y}=3
\Rightarrow x=2y $. Đem thế vào (2) ta được: $2y^2=2 \Rightarrow y=\pm 1$ +$y_1=1 \Rightarrow x_1=2$ +$y_2=-1 \Rightarrow x_2=-2$. * Với $t_2=2 \Rightarrow \frac{x+y}{x-y}=2
\Rightarrow x=3y $. Đem thế vào (2) ta được: $3y^2=2 \Rightarrow y=\pm \frac{\sqrt{6} }{3} $ +$y_3= -\frac{\sqrt{6} }{3} \Rightarrow x_3=-\sqrt{6} $ +$y_4= \frac{\sqrt{6} }{3} \Rightarrow x_4=\sqrt{6} $. Hệ đã cho có $4$ nghiệm: $(-2; -1), (2;1), (-\sqrt{6};- \frac{\sqrt{6} }{3} ), (\sqrt{6}; \frac{\sqrt{6} }{3} )$
|
|
|
|
|
giải đáp
|
Biện luận hệ pt
|
|
|
Ta có: $D=m^2-2m=m(m-2)$ $D_x=m-2(m-1)=-(m-2)$ $D_y=m^2-2m=m(m-2)$ a) Nếu $m \neq 0$ và $m \neq 2 \Rightarrow D \neq 0$ Hệ có nghiệm duy nhất $x=\frac{D_x}{D}=\frac{-(m-2)}{m(m-2)}=-\frac{1}{m} ; y=\frac{D_y}{D}=\frac{m(m-2)}{m(m-2)}=1 $
b)
+ Nếu $m=0 \Rightarrow $ hệ có dạng: $\begin{cases}0x+2y=1 \\
0x+0y=-1 \end{cases} \Rightarrow $ hệ vô nghiệm. + Với $m=2 \Rightarrow $ hệ có dạng: $\begin{cases}2x+2y=1 \\ 2x+2y=1 \end{cases} $. Nghiệm của hệ là : $\begin{cases}x\in \mathbb{R} \\ y=\frac{1-2x}{2} \end{cases} $ Hệ vô số nghiệm.
|
|
|
|
giải đáp
|
Giải bài này như thế nào?
|
|
|
a) Tam thức triệt tiêu với $ x= \frac{1}{3}$ và $x= -\frac{2}{7}$ tức là PT $f(x)=0$ nhận hai giá trị đó làm nghiêm. Theo định lý Vi-ét ta có : $\begin{cases}-\frac{b}{a}=
\frac{1}{3}-\frac{2}{7}=\frac{1}{21}\\ \frac{c}{a}=
-\frac{1}{3}.\frac{2}{7}=-\frac{2}{21} \end{cases} \Leftrightarrow
\frac{a}{21}=\frac{b}{-1}=\frac{c}{-2}$ Vậy khi $a, b, c$ thỏa mãn điều kiện trên thì bài toán được giải. b) Thực chất bài toán là đi giải hệ phương trình sau $\begin{cases}a.1+b.1+c=3
\\ a.\frac{1}{9}-b.\frac{1}{3}+c=3 \\c=4 \end{cases} \Leftrightarrow
\begin{cases}a=-3\\b=2\\ c=4 \end{cases}$
|
|
|